Chia sẻ 6 bước để vẽ đầu tượng thạch cao dành cho dân kiến trúc

Bài học bổ ích nhất mà các bạn dân kiến trúc được học chính là các bước dựng hình một bài tượng. Vậy để vẽ đầu tượng thạch cao, dân kiên trúc cần nắm rõ điều gì. Sau đây Tô Tượng Đep chia sẻ 6 bước để vẽ đầu tượng thạch cao dành cho dân kiến trúc, mời các bạn tham khảo với chúng tôi nhé.

ve dau tuong thach cao 1

Định vị bản vẽ đầu tượng thạch cao


Trước hết, cần xác định độ dài rộng và vị trí không gian, mức độ to nhỏ của đầu. Khi phác thảo, không nên vẽ các nét quá dài, cũng không nên vẽ quá sắc nét.

Đo tổng chiều cao và tổng chiều ngang của bức tượng để xác định khung hình chung và cân đối với khổ giấy theo lực hút thị giác.

 

ve dau tuong thach cao 2 1

Dựng hình tượng


Canh tỉ lệ từ lớn đến nhỏ theo chiều ngang bức tượng, rồi tới chiều dọc, đi từ phần tóc, đầu, cồ, bệ. 

➡️ Từ đỉnh đầu đến chân cằm với tỷ lệ từ chân cằm đến hết phần đế tượng

➡️ Từ đỉnh đầu đến chân lông mày với tỷ lệ từ chân lông mày đến chân cằm

➡️ Từ chân lông mày đến chân mũi với tỷ lệ từ chân mũi đến chân cằm

➡️ Từ chân lông mày đến hết phần mắt với tỷ lệ từ hết phần mắt đến chân mũi

➡️ Từ chân mũi đến chân miệng với từ chân miệng đến chân cằm

➡️ Từ chân cằm đến hết phần cổ với tỷ lệ từ hết phần cổ đến chân đế

➡️ Xác định mặt trước của đầu tượng (khoảng cách giữa hai đuôi mắt)

➡️ Xác định trục dọc mặt (đi qua 4 điểm)

➡️ Xác định các trục ngang (trục mắt, trục mũi, trục miệng) và giới hạn các trục ngang đó.

➡️ Xác định đỉnh tai.

➡️ Liên tục so sánh vị trí không gian, các điểm chuyển đổi xem đã chính xác chưa. Phải phân biệt rõ mức độ mạnh yếu của đường bao quanh và ánh sáng nhất định.

Cách hay nhất dành cho người mới bắt đầu là sử dụng phương pháp đo trên tượng trước khi đặt bút phác họa. Luyện tập nhiều lần chúng ta dễ dàng tìm ra một công thức chung khi muốn vẽ các mẫu đầu tượng thạch cao.

ve dau tuong thach cao 2

Hoàn thiện bức họa


➡️ Sau khi dựng tổng thế trước và dựng nhanh bằng các đường kỳ hà (đường thẳng). Bạn cần phân chia bức tượng ra thành những mảng hình lớn trước rồi trong những mảng hình lớn đó phân chia dần thành những mảng hình nhỏ hơn.

➡️ Khi dựng hình, không nên tẩy những nét phác đi, vì đó chính là cơ sở để các bạn kiểm tra lại hình xem đã đúng chưa. Các nét phác sai sau này các bạn có thể dùng làm nét đánh bóng.

➡️ Tiếp tục điều chỉnh xung quanh dựa vào vị trí của ngũ quan cho đến khi đạt được độ hài hòa. Kiểm tra lại bằng cách dựa vào hình tạo bởi đường thẳng và nét phác xem đã đồng dạng với mẫu tượng chưa.

Tạo khối cho bức tượng


➡️ Sau khi học được là cách đo vẽ tượng thạch cao và cách dựng hình cơ bản dựa vào tỉ lệ đó, ta cần tạo khối cho hình.

➡️ Tìm đường chu vi giữa hai vùng sáng tối, sau đó phủ toàn bộ vùng tối lớn bằng nhiều lớp chì nhẹ đến khi thấy có sự tương phản giữa vùng tối và vùng sáng thì dừng lại, rồi dần dần mới đi vào hoàn thiện những mảng nhỏ hơn trong những mảng lớn đó.

➡️ Tiếp tục phủ độ đậm nhạt vào các chi tiết chính như mắt, mũi, miệng rồi đến các chi tiết phụ như tóc, cổ,… đối với những tượng có râu tóc rườm rà có thể đơn giản lại các chi tiết phụ đó để làm nổi bật các chi tiết chính…tránh tình trạng đánh sắc độ vào mãi một chỗ.

➡️ Khi tạo khối cho bức họa, các bạn lên từng lớp dần dần theo các mảng cơ của tượng, phải đảm bảo tương quan sắc độ của toàn bài , cứ như vậy chỗ nào tối hơn các bạn cứ phủ thêm lớp chì nữa, khi nhìn tổng thể bài đã đạt được sắc độ nhất định thì nên dừng lại và bắt đầu đi sâu hơn vào các mảng chi tiết của mắt mũi miệng trước, rồi đến các bộ phận khác, lên tiếp các mảng đậm, tẩy nhẹ những mảng nhạt, vv…

➡️ Trong quá trình lên sắc độ có thể các đường phân mảng của các bạn sẻ biến mất nên các bạn gợi nhẹ lại để thấy và bắt đầu chỉnh lại hình bằng những đường cong để hình mềm lại.

➡️ Phải luôn phân biệt những sắc độ chính như: tối của tối, bóng đổ, sáng phản quang, sáng của sáng (độ chói),… phải luôn so sánh tương quan các sắc độ với nhau trong bài như độ sáng trong mảng sáng, độ sáng trong mảng tối, vv…

ve dau tuong thach cao 3

Khắc họa chiều sâu của bức tượng        


Đi sâu vào thể hiện tinh tế, liên tục điều chỉnh quan hệ chỉnh thể và từng phần như khóe mắt, mũi, miệng. Mỗi chi tiết đều được cân nhắc kỹ càng tạo nên nét đặc thù của bộ mặt .

Đánh nền


➡️ Đánh nền là để giải quyết xa gần, để cân bằng lại sắc độ, để tạo ra chiều sâu của không gian, để tạo nên sự tương đồng và tương phản, tạo ra mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa không gian bên trong bức tượng và bên ngoài bức tượng.

➡️ Đánh nền là một bước khá quan trọng góp phần làm bức tượng bật ra khỏi tờ giấy. Đạt được điều này thì các bạn đã hoàn thành bước cơ bản trên hành trình trở thành dân kiến trúc chuyên nghiệp.

ve dau tuong thach cao 6

Các lỗi thường gặp khi phác họa khuôn hình


➡️ Phân chia bố cục không phù hợp dẫn đến mất cân đối.

➡️ Tập trung vào chi tiết quá đà trong khi bố cục tổng thể chưa dưng xong.

➡️ Chia tỉ lệ quá chi tiết.

➡️ Đánh bóng quá mức gây cảm giác không chân thật: Khi các bạn lên sắc độ cũng phải quan tâm một chút đến luật xa gần – gần tỏ, xa mờ. Các đối tượng ở xa các bạn nên thả nhẹ sắc độ.

Những lưu ý cho người mới bắt đầu


Những tỉ lệ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế cần phải dựa vào mẫu để có được tỉ lệ chính xác nhất. Nhưng nếu các bạn thuộc những tỉ lệ này thì vào dựng hình rất nhanh, mà sự sai sót hầu như không đáng kể.

ve dau tuong thach cao 5 1

 

1. Trục ngang (của mặt) song song với nhau

Song song tuyệt đối: Góc chính diện

Song song tương đối: Góc chéo

Xác định đường tầm mắt trên tượng. ( hay còn gọi là đường chân trời, thường ta lấy đường tầm mắt ở phía trên đầu tượng, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình)

2. Trục dọc (của mặt):

Là đường cong đều đi qua 4 điểm:

Đỉnh đầu

Giữa 2 lông mày

Điểm giữa chân mũi

Giữa cằm

Trong trường hợp đặc biệt nó thành đường thẳng (Góc chính diện)

3. Những tỉ lệ phụ:

Chiều ngang đầu người bằng 5 con mắt

Khoảng cách giữa 2 con mắt bằng chiều ngang 1 con

Khoảng cách khóe mắt đến trục lông mày bằng 2/3 con mắt

Tìm đỉnh tai bằng cách gióng ngang từ chân lông mày ra.

Tìm đáy tai bằng cách gióng từ chân miệng ra để xác định khoảng cách.

Kết thúc của trục miệng sẽ là xương quai hàm.