Bạn có bao giờ thắc mắc kỳ lân là con gì, có thật hay không? Kỳ Lân là biểu tượng cho thái bình thịnh vượng, là con vật thường xuất hiện trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa dân gian cổ đại với hình tượng là một loài có một chiếc sừng ở giữa đỉnh đầu. Được coi là linh vật của đất trời nên chúng có thể chạy như bay, đồng thời sở hữu sức mạnh phi thường.
Vì chưa bao giờ Kỳ Lân được tìm thấy ở ngoài đời thực nên chúng được mô tả với dáng vẻ khác nhau. Nếu như ở phương Đông Kỳ lân có dáng vẻ “mạnh mẽ, oai hùng” thì kỳ lân trong văn hóa phương Tây lại mang dáng vẻ “thư sinh, tuấn tú”. Cùng Tô Tượng Đẹp tìm hiểu những thông tin thú vị về kỳ lân nhé.
Truyền thuyết về Kỳ Lân
Theo truyền thuyết phương Đông, thì Lân xuất hiện cách đây khoảng 2700 năm. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền một lần, bắt người và thú vật ăn thịt, gieo rắc kinh hoàng cho khắp làng xa, xóm gần. Nhân dân kêu than, cúng vái và tìm nhiều cách diệt trừ nó nhưng đều thất bại. Trước một giống vật lạ vừa hung dữ, vừa mạnh bạo, con người tưởng đã chịu bó tay. Song, một ngày kia, Phật Di Lặc hóa thân thành ông Địa xuống trần gian để giải cứu chúng sinh khốn khổ.
Ông Địa xuất hiện, miệng cười toe toét, hiền hòa, nhử Lân ăn một loại cỏ tiên gọi là Linh chi thảo khiến nó từ một con vật dữ tợn ưa ăn thịt người trở thành một loài thú hiền lành thích bắp cải và hoa quả… Lạ thay, ăn xong Lân thuần tính, quy phục ông địa và biết nhảy múa làm vui cho mọi người. Dân chúng hò reo mừng rỡ, cuộc sống thanh bình trở lại. Sau đó, ông Địa đưa con Lân về trời.
Tuy nhiên, theo truyền thuyết phương Tây thì con kỳ lân có dáng vẻ ” khôi ngô, tuấn tú” khác biệt với dáng vẻ ” mạnh mẽ, hung dữ” so với Kỳ lân châu Á. Trong trí tưởng tượng của họ, con kỳ lân còn được xem là ngựa một sừng. Kỳ lân unicorn là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng nhất. Loài này được mô tả là một con ngựa trắng có chiếc sừng hình xoắn ốc mọc ra từ trán.
Kỳ Lân – biểu tượng của thái bình thịnh vượng
Từ xa xưa, Lân là một linh vật, thường được đặt tại nơi tôn nghiêm ở các đền đài, lăng tẩm vua chúa, ở các đình chùa. Loài Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ) Kỳ lân có tánh linh, khi có vua chúa, thánh nhân ra cứu đời thì Kỳ lân sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng.
Ở Trung Quốc, cái tên Kỳ Lân còn có ý nghĩa là ” điềm lành” . Ngoài cái tên Kỳ Lân, chúng còn có những tên gọi khác như con Lân, Nghê, Ly. Lân cũng được sử dụng như con vật linh thiêng bảo vệ cho các công trình kiến trúc, dinh thự, lăng mộ… Nó được dùng để trang trí trên các bức bình phong của chùa, đền, miếu… nhiều lúc nó lại chuyên chở trên lưng các bức cổ đồ hình bát quái… với ý niệm thể hiện sự may mắn luôn song hành cùng chữ nghĩa, đạo lý trong cuộc sống, đó là sự bảo trợ cần thiết mang tính linh thiêng.
Vì những lý do trên mà trong dân gian truyền tụng: “Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình”. Lễ hội, sự kiện sẽ không đông vui náo nhiệt nếu thiếu đi hình ảnh những chú Lân vui nhộn rực rỡ sắc màu và những tiếng trống rộn ràng. Với những pha biểu diễn đẹp mắt hòa hợp với nét đẹp tâm linh và võ thuật truyền thống, múa Lân Sư Rồng là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo cần gìn giữ và phát huy.
Ý nghĩa hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa phương Đông
Theo văn hóa phương Đông, Kỳ Lân là một trong bốn linh vật cao quý Long, Lân, Quy, Phụng đại diện cho 4 nguyên tố nước, lửa, đất và gió tượng trưng cho sức mạnh của đất trời. Lân là con cái, còn Kỳ là con đực nên gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ lân còn có tên gọi khác là Nghê, Ly…
Con Kỳ lân có hình dáng vô cùng khác biệt với đầu Rồng, mình Thú, là sự kết hợp đặc điểm của nhiều loài vật khác nhau. Phần lớn hình ảnh Kỳ Lân được mô tả là có sừng của loài Nai, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, tai Chó, trán Lạc Đà, miệng rất rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò. Cũng có lúc nó lại có hình dáng của một con hưu xạ, trán Sói, móng Ngựa, với chiếc đuôi Bò. Đôi khi hình ảnh Kỳ Lân mang dáng dấp của một con Hoẵng, có vảy cá khắp thân…Da Kỳ Lân có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, đặc biệt có màu vàng đặc trưng dưới bụng… Con Lân chỉ có một sừng, do không húc bất kỳ con vật nào nên chiếc sừng này được coi là hiện thân của Từ Tâm.
Truyền thuyết Kỳ Lân là loài linh vật đơn độc, được cho là đã sinh ra từ trung tâm trái đất. Con Lân luôn “đi đến nơi, về đến chốn”, không bao giờ rơi vào bẫy, hố cho nên nó được tôn vinh như một vị thần chỉ hướng tinh thần tuyệt vời trong suốt cuộc đời. Kỳ Lân loài vật linh thiêng,mang trong mình tất cả những phẩm chất của một con vật nhân từ, khi di chuyển nó tránh giẫm lên các loại côn trùng và cỏ mềm dưới chân mình. Chúng chỉ ăn cỏ, không bao giờ uống nước bẩn, không ăn thịt, đặt biệt không hại bất cứ con vật nào nên còn được gọi là Nhân Thú.
Con Lân rất tinh tế, nhạy cảm đến mức có thể cảm nhận được sức nặng của một cái bóng dưới ánh sáng mặt trăng. Tất cả các loài động vật đều trở nên hiền lành khi ở gần xung quanh nó. Quan niệm người phương Đông tin rằng, một khi kỳ lân được thuần hóa, sẽ không có loài động vật nào hung hăng, khát máu nữa. Kỳ lân có tánh linh, thường sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, thái bình thịnh vượng, khi có vua chúa, thánh nhân ra cứu đời. Kỳ Lân luôn được xem là biểu tượng của điềm lành sắp đến, biểu tượng cho sự trường thọ vĩnh cữu, thái bình thịnh vượng và niềm hạnh phúc lớn lao.
Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa phương Tây
Trong văn hóa châu Âu, kỳ lân được biết đến như là con ngựa trắng có một sừng trên trán và có 2 cánh. Tuy vậy, kỳ lân truyền thống còn có thêm chòm râu dê, đuôi sư tử, và bộ móng xẻ như trâu bò. Điều này khiến nó khác biệt với một con ngựa thường.
Những bản dịch Kinh Thánh (1611) có thẩm quyền của King James, tên kỳ lân đã lấy từ Unicorn, hay kinh Hy Lạp lấy từ monokeros và kinh La Mã lấy từ unicornus, để mô tà một loài vật một sừng không thể thuần hóa mà dân gian có thể nhận ra được. Cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa nhân văn, kỳ lân còn mang biểu tượng của tình yêu trong sáng và hôn nhân chung thủy.
Nhìn chung, kỳ lân được cho là một sinh vật lai với hầu hết các đặc điểm giống ngựa, và bị các thợ săn săn đuổi nhiều. Bên cạnh đó, kỳ lân có thể là một chiến binh dũng mãnh khi đối đầu với các loài vật khác, thậm chí với cả đồng loại; nó cũng có thể là những sinh vật bốn chân dịu dàng nhất. Chiếc sừng của kỳ lân có những sức mạnh đặc biệt kỳ diệu, đáng kể nhất là khả năng thanh lọc nước; nó cũng có thể phòng và chữa nhiều bệnh khác nhau, hoặc được dùng để làm trắng răng. Sinh vật này rất chọn lọc thức ăn, nó rất đề phòng, hay lảng tránh, và hiếm khi bị dính bẫy hay bị hạ gục dưới vũ khí của thợ săn.
Kỳ lân không giống mọi sinh vật khác. Không già cỗi như rồng, các đặc điểm của kỳ lân cũng không xấu xí hay đáng sợ. Chiếc sừng tưởng tượng độc nhất của nó là trung tâm cho nhiều huyền thoại: chiếc sừng đại diện cho “quyền trượng” từ chỗ nhà vua đến tận vị trí thiên đỉnh của mặt trời; nó có thể vô hiệu hóa chất độc và chữa lành bệnh động kinh cũng như chứng co giật. Bản thân kỳ lân trở thành biểu tượng cho đời sống tu tập, vì bản tính cô độc của nó. Kỳ lân cũng đại diện cho mặt trăng khi nó chống lại kẻ thù, còn sư tử được ví với mặt trời.
Kỳ Lân châu Á- Con vật được coi là “báu vật” ở Việt Nam
Sao La có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, thuộc nhóm thú sừng rỗng, giống loài Linh Dương. Loài Sao La quý hiếm được Việt Nam chọn làm linh vật SEA Games 31 và được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”. Quá trình tìm thấy loài động vật quý hiếm được coi là “báu vật” của Việt Nam này khiến nhiều người tò mò. Đây là loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam.
Sao La được các nhà khoa học thuộc Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, nằm gần biên giới Việt – Lào vào tháng 5/1992.
Khi ấy, nhóm chuyên gia đã tìm thấy một hộp sọ với cặp sừng kỳ lạ trong nhà của một thợ săn. Khi nhìn thấy nó, họ cho rằng đó có thể là của một loài thú mới thuộc họ bò (Bovidae) chưa được khoa học biết đến. Sau đó, họ đặt tên cho loài động vật bí ẩn đó một tên tạm thời là “dê sừng dài”. Sự việc này mở đầu cho khám phá quan trọng về sao la của các nhà khoa học.
Con Sao la trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 1,3 – 1,5m, cao 0,9m, nặng khoảng 100 kg và có bộ lông màu nâu sẫm. Chúng có sừng dài và mảnh dẻ, hướng về phía sau hơn 50 cm để tự vệ.
Tô Tượng Đẹp là một đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm tượng thạch cao và tô tượng tinh xảo tại Việt Nam. Với hơn một thập kỷ hoạt động, chúng tôi tự hào là người tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm thạch cao và tượng tô tượng chất lượng cao cho các khách hàng trên khắp cả nước.
THÔNG TIN KHO TƯỢNG THẠCH CAO MIỀN NAM
- Cửa Hàng: 7/2 Đường A, Phú Thạnh, Tân Phú HCM
- Xưởng Tượng: Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An
- Hotline: 0964.090.440