Với vẻ ngoài đáng yêu, nhanh nhẹn, đặc tính ôn hòa, thỏ được coi là loài vật mang đến sự may mắn, cát tường, rất được người dân châu Á ưa thích, do vậy thường xuất hiện trên các tác phẩm hội họa, thủ công mỹ nghệ, thêu thùa, trở thành vật trang trí của nhiều gia đình hoặc trang sức mang theo người để cầu bình an, may mắn.
Đặc biệt là dịp tết Trung Thu của trẻ em với truyền thuyết Thỏ Ngọc vô cùng xúc động, người dân châu Á hầu như ai cũng biết truyền thuyết Thỏ Ngọc trên cung trăng cùng với chị Hằng Nga và ý nghĩa hình tượng con thỏ tết Trung Thu. Theo truyền thuyết, trên cung trăng có Hằng Nga và Thỏ Ngọc, là những hình ảnh đẹp, gắn với nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương và ước vọng đoàn viên, tụ họp với gia đình của những người xa nhà, xa xứ.
Ý nghĩa hình tượng con thỏ tết Trung Thu
Thỏ Ngọc còn được gọi là Ngọc Thố, là một con thỏ huyền thoại trong văn hóa dân gian ở một số nước châu Á. Chúng thường được hư cấu là con vật ở trên cung trăng và thường làm nhiệm vụ giã thuốc. Trong văn hóa của các nước Đông Á, Thỏ Ngọc là một loài vật huyền thoại sống trên cung trăng, chỉ xuất hiện vào ngày rằm tháng 8 – hay chính là dịp Trung Thu. Truyền thuyết Thỏ Ngọc có ý nghĩa nhân sinh khá sâu sắc, là bài học về lòng nhân ái, đồng cảm và chia sẻ với nhau.
Truyền thuyết kể rằng ở thời kỳ Chiến quốc , Ngọc Hoàng Thượng Đế cải trang thành một lão ăn mày nghèo khổ. Ông lão đi xin thức ăn từ khỉ, rái cá, chó rừng và thỏ. Khỉ hái quả trên cây, rái cá bắt cá dưới sông. Chó rừng đi trộm một con thằn lằn và một ấm sữa đông. Còn thỏ chỉ biết gặm cỏ, nó biết cỏ không thể làm thức ăn cho người, nên đã quyết định dâng hiến thân mình. Nó nhảy vào đống lửa của lão ăn mày. Tuy nhiên, không hiểu sao chú thỏ không bị thiêu cháy. Ông lão đột nhiên hóa thành Ngọc Hoàng Thượng Đế! Cảm động trước sự hy sinh vô tư của chú thỏ, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã đưa nó về Cung Trăng và trở thành Thỏ Ngọc bất tử. Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên nàng Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh cũng như trông coi cung trăng.
Sự tích này cũng khá phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Tuy nhiên, trong câu chuyện Thỏ Ngọc ở Nhật Bản thì thỏ lại giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh. Cũng theo sự tích này, hàng năm, mọi người trên thế gian có thể nhìn thấy Thỏ Ngọc vào ngày trăng tròn và sáng nhất, đó là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hay còn gọi là Tết Trung thu.
Người dân các nước châu Á còn coi hình tượng thỏ là một vị thần bảo hộ, trừ tà ma và bệnh tật, đem lại bình an cho con người. Nhiều nơi có phong tục mùng 1 Tết treo bức tranh đầu thỏ để trấn tà trừ tai, tặng trẻ con tranh thỏ để cầu phúc; mang đèn thỏ dạo chơi ngày Tết Nguyên tiêu để cầu may mắn; mang túi thơm hình thỏ ngày Tết Đoan ngọ để tiêu trừ độc khí, bảo vệ sức khỏe; cúng bái hình tượng Thần thỏ nặn bằng bột hoặc đất sét ngày Tết Trung thu để trừ bệnh tiêu tai…
Hình tượng Thỏ Ngọc tại xứ sở Kim Chi
Người dân xứ sở Kim Chi rất thích thỏ nên họ thường khen ngợi hình tượng chúng bằng cách viết nên những ca từ thơ mộng trong các bài hát dân gian. Ví dụ:
“Nơi bầu trời xanh ngắt ngự trên dãy ngân hà
Một chiếc thuyền bán nguyệt trắng muốt lướt qua
Với hình ảnh chú thỏ kề cạnh bên cây quế”.
Thỏ còn gắn liền với ngày Tết Trung thu thông qua câu chuyện về sự hi sinh đầy cảm động trong truyền thuyết Thỏ Ngọc. Kể từ lúc ấy, truyền thuyết thỏ mặt trăng – tên khác là Nguyệt Thố hay Thỏ Ngọc ra đời và được người Hàn lưu truyền tới tận ngày nay như cách họ răn dạy con cháu về lòng dũng cảm, sự trung thành, tinh thần mẫu mực đáng quý.
Hình tượng của thỏ thường gắn liền với dịp lễ Chuseok, nó được xem như một người bảo vệ Mặt trăng; đồng thời thông qua truyền thuyết về Nguyệt Thố, người Hàn mong muốn răn dạy con cháu điều tốt đẹp liên quan đến tinh thần mẫu mực đáng trân trọng.
Con thỏ trong văn hóa Trung Hoa
Hình tượng con Thỏ trong truyền thuyết rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa người châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Trong văn hóa Trung Hoa xưa, thỏ trở thành một biểu tượng của đạo đức, nhân nghĩa, gắn với các phẩm chất của người quân tử, nhất là sự hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Có không ít thành ngữ, tục ngữ dùng hình ảnh thỏ để biểu đạt những nét nghĩa tích cực như thông minh, nhanh nhẹn, giỏi giang, năng động…
Theo giáo sư Trương Chấn Trung, Hội Thư pháp Trung Quốc, nói đến năm con thỏ là nói đến văn hóa con giáp có lịch sử lâu đời, thỏ tương ứng với “Mão” trong 12 địa chi, với ý nghĩa là vạn vật tốt tươi, sinh sôi nảy nở, cũng tượng trưng cho mùa xuân, bình minh tràn đầy sức sống.
Đặc tính ôn hòa, đáng yêu, hồn nhiên, sôi nổi, tự do, năng động của thỏ, dường như cũng phản chiếu nét tính cách của những người sinh năm Mão. Người Trung Quốc quan niệm những ai sinh năm Mão, sẽ có tính cách rất tốt như hiền lành, khiêm tốn, lễ độ; nhanh nhẹn, tỉ mỉ, kiên nhẫn; tốt bụng, giản dị. Trong công việc, người sinh năm Mão thường cần cù chịu khó, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng yêu nghề.
Hình tượng Thỏ Ngọc và Hằng Nga còn được các phi hành gia Trung Quốc đặt tên cho con tàu thám hiểm mặt trăng thời gian vừa qua. Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc mang tên Yutu (tên tiếng Việt là Thỏ ngọc) đã gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên sau khi có mặt trên tàu mẹ Thường Nga 5-T1 (tên tiếng Việt là Hằng Nga). Phần nào biến những câu chuyện cổ tích năm xưa thành hiện thực.
Tô Tượng Đẹp là một đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm tượng thạch cao và tô tượng tinh xảo tại Việt Nam. Với hơn một thập kỷ hoạt động, chúng tôi tự hào là người tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm thạch cao và tượng tô tượng chất lượng cao cho các khách hàng trên khắp cả nước.
THÔNG TIN KHO TƯỢNG THẠCH CAO MIỀN NAM
- Cửa Hàng: 7/2 Đường A, Phú Thạnh, Tân Phú HCM
- Xưởng Tượng: Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An
- Hotline: 0964.090.440